Hướng dẫn thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người này sang người khác chúng ta cần tiến hành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm tránh những tranh chấp hoặc các rủi ro không đáng có liên quan tới nhà đất.
Bước 1: Lập hợp đồng và công chứng hợp đồng
Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng. Do đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần thiết lập hợp đồng chuyển nhượng và đến văn phòng công chứng thực hiện công chứng hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng 2014, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ tùy thân của hai bên (CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước…);
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình của hai bên;
- Sổ hộ khẩu của hai bên.
Lệ phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được căn cứ theo Thông tư 08/2012/TTLT-BTC-BTP, nếu giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì mức phí là 0,1%; nếu từ 01 tỷ đến 03 tỷ thì mức phí là 01 triệu đồng + 0,06% phần giá trị vượt quá 01 tỷ đồng…
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính:
1. Cơ quan nhà nước tiến hành thủ tục: Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (bộ phận một cửa của huyện)
2. Hồ sơ cần chuẩn bị
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.
- Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
- CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
3. Thời hạn nộp nghĩa vụ tài chính: 10 ngày kể từ thời điểm nhận thông báo
4. Những khoản phí, lệ phí phải nộp gồm:
+ Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%
Trong đó giá đất theo bảng giá của ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất
+ Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản.
Căn cứ pháp lý là Điều 29. Thuế đối với thu nhập từ chuyền nhượng bất động sản của Luật thuế thu nhập cá nhân:
“Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.”
+ Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương
+ Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương
Đối tượng nộp: Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên tại UBND huyện nơi có nhà, đất
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu;
- Sổ hộ khẩu, CMND của bên mua;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng...
Khi nộp hồ sơ, người mua còn phải nộp thêm một số khoản lệ phí khác như: Lệ phí địa chính; Lệ phí thẩm định; Lệ phí cấp sổ đỏ…. Thời hạn thực hiện thủ tục này hiện nay đã được rút ngắn còn tối đa 10 ngày làm việc (theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
Sau khi thực hiện các bước nêu trên, thủ tục sang tên Sổ đỏ được coi như đã hoàn tất.
Bước 1: Lập hợp đồng và công chứng hợp đồng
Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng. Do đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần thiết lập hợp đồng chuyển nhượng và đến văn phòng công chứng thực hiện công chứng hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng 2014, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ tùy thân của hai bên (CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước…);
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình của hai bên;
- Sổ hộ khẩu của hai bên.
Lệ phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được căn cứ theo Thông tư 08/2012/TTLT-BTC-BTP, nếu giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì mức phí là 0,1%; nếu từ 01 tỷ đến 03 tỷ thì mức phí là 01 triệu đồng + 0,06% phần giá trị vượt quá 01 tỷ đồng…
Hướng dẫn các bước sang tên sổ đỏ 2018 (Ảnh minh họa) |
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính:
1. Cơ quan nhà nước tiến hành thủ tục: Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (bộ phận một cửa của huyện)
2. Hồ sơ cần chuẩn bị
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.
- Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
- CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
3. Thời hạn nộp nghĩa vụ tài chính: 10 ngày kể từ thời điểm nhận thông báo
4. Những khoản phí, lệ phí phải nộp gồm:
+ Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%
Trong đó giá đất theo bảng giá của ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất
+ Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản.
Căn cứ pháp lý là Điều 29. Thuế đối với thu nhập từ chuyền nhượng bất động sản của Luật thuế thu nhập cá nhân:
“Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.”
+ Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương
+ Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương
Đối tượng nộp: Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên tại UBND huyện nơi có nhà, đất
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu;
- Sổ hộ khẩu, CMND của bên mua;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng...
Khi nộp hồ sơ, người mua còn phải nộp thêm một số khoản lệ phí khác như: Lệ phí địa chính; Lệ phí thẩm định; Lệ phí cấp sổ đỏ…. Thời hạn thực hiện thủ tục này hiện nay đã được rút ngắn còn tối đa 10 ngày làm việc (theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
Sau khi thực hiện các bước nêu trên, thủ tục sang tên Sổ đỏ được coi như đã hoàn tất.
Chuyên mục:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét