Chế định thừa kế trong bộ luật Hồng Đức “Quốc triều hình luật”

 1. Sơ lược về bộ luật “Quốc triều hình luật”.

Quốc triều hình luật là bộ luật thành văn xưa nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay. Bộ luật được biên soạn vào năm 1483 dưới triều Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức vì vậy còn được gọi là luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức được biên soạn dựa trên những luật lệ trước đó, phát triển thêm theo hệ thống, có tham khảo luật nhà Đường. Năm 1777, được tu chỉnh thành bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật) gồm 6 quyển, 13 chương, 722 điều, đó là cơ sở pháp luật chủ yếu của xã hội Việt Nam truyền thống trong nhiều thế kỷ. Bộ luật chứa nhiều điểm tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn rất nhiều so với các bộ luật cùng thời.



2. Chế định thừa kế trong bộ luật Hồng Đức [Chi tiết 2023]

Luật Hồng Đức thừa nhận hai hình thức thừa kế : Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật. Theo Luật Hồng Đức thì cha mẹ, vợ chồng, các con và các thân thuộc khác đều nằm trong diện thừa kế.

Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản (di sản) thuộc sở hữu của người chết (người để lại thừa kế) sang người khác (người thừa kế). Có 2 hình thức thừa kế: theo di chúc và không theo di chúc.

a. Thừa kế theo di chúc: là sự thể hiện ý chí để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có 2 loại: di chúc viết và di chúc miệng (chưa quy định rõ điều kiện di chúc miệng)

- Di chúc viết theo mẫu chung. Không biết chữ muốn lập di chúc phải nhờ quan xã lập và làm chứng, không được nhờ người khác.

- Điều kiện được hưởng di sản:

+ Còn sống vào thời điểm người để lại thừa kế mất.

+ Không bị truất quyền hưởng thừa kế

- Thành phần của di sản:

+ Phu gia điền sản: tài sản cha mẹ chồng cho

+ Thê gia điền sản: tài sản cha mẹ vợ cho

+ Tân tạo (tần tảo) điền sản: tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân

b. Chia thừa kế không có di chúc: theo quy định của pháp luật

- Pháp luật không quy định hàng thừa kế mà quy định những đối tượng sau đây được hưởng thừa kế.

- Các nguyên tắc cơ bản khi chia thừa kế theo pháp luật:

+ Bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái

+ Tính đến công sức của người khác khi hình thành nên khối di sản

+ Trích một phần di sản vào việc thờ tự (hương hỏa)

Quan hệ hôn nhân gia đình theo chế độ phụ hệ, nhiều mối quan hệ chằng chịt. Pháp luật về thừa kế chưa rõ ràng.

Trường hợp 1: Vợ, chồng không có con mà một người chết trước.

- Nếu chồng chết trước:

+ Phu gia điền sản chia làm đôi: một phần thuộc về cha mẹ chồng một phần thuộc về vợ. Nếu vợ lấy chồng khác hay chết thì phần này thuộc về cha mẹ chồng.

+ Tân tạo điền sản chia đôi: một nửa thuộc vợ. Nửa còn lại chia làm 3: vợ 2 phần, cha mẹ chồng 1 phần. Nếu vợ đi lấy chồng khác thì trả phần này cho cha mẹ chồng hoặc người có nghĩa vụ thờ tự chồng.

- Nếu vợ chết trước

+ Thê gia điền sản chia tương tự như trên

+ Phần của người chồng tiếp tục được sở hữu khi lấy vợ khác.

Trường hợp 2: Vợ chồng có con, một người chết trước, con chết theo

- Nếu vợ chết trước:

+ Thê gia điền sản chia làm 2 phần, cha mẹ 1 phần, người chồng 1 phần. Nếu chồng chết, phần này thuộc cha mẹ vợ. Nếu cha mẹ vợ chết trước người vợ, thê gia điền sản chia làm 3 phần, người chồng 2 phần; 1 phần thuộc người thừa tự bên vợ.

+ Tân tạo điền sản: pháp luật không quy định rõ, nên áp dụng theo trường hợp 1.

- Nếu chồng chết trước: Phu gia điền sản và tân tạo điền sản: chia như trên.

Trường hợp 3: Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con;

- Đối với phu gia điền sản và thê gia điền sản

+ Khi chồng chết trước, điền sản thuộc về con của vợ trước hay con của chồng trước. Nếu vợ trước có 1 con, vợ sau không có con: điền sản chia làm 3, con của vợ trước 2 phần; vợ sau 1 phần. Nếu vợ trước có 2 con trở lên: phần của vợ sau bằng phần của các con. Phần của vợ sau chỉ được sử dụng 1 đời; nếu vợ sau chết hay lấy chồng khác thì phần đó thuộc về các con của chồng

+ Khi vợ chết trước, người chồng cũng chia tương tự

- Đối với tân tạo điền sản

+ Chia làm 2 phần, vợ trước và chồng mỗi người 1 phần. Phần của người vợ trước chia cho các con. Phần của chồng thì chia cho vợ sau và các con (tương tự như trên)

+ Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, chia làm 2 phần: mỗi người 1 phần. Phần của chồng chia như trước, phần của vợ sau được giữ làm của riêng.

+ Vợ sau chết trước cũng chia tương tự

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét