Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

Dự Án : The 5Way Phú Quốc - Phú Quốc, Kiên Giang


THE 5WAY PHÚ QUỐC – LIFE CONCEPTS

The 5Way Phú Quốc là một phần của khu tổ hợp du lịch Grand World Phú Quốc, do tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam – Vingroup đầu tư phát triển. Vị trí của dự án The 5Way tọa lạc dọc theo Bãi Dài, một trong những bãi biển tuyệt đẹp của Việt Nam, với cát trắng mịn, nước biển xanh và hàng dừa xanh bao quanh. Không gian tại đây tạo điều kiện lý tưởng để du khách tận hưởng kỳ nghỉ thư giãn.

Sống Chất 5 Trong 1

The 5Way Phú Quốc - Life Concepts là Siêu phẩm lần đầu tiên xuất hiện tại Phú Quốc với chất sống 5 TRONG 1

"Sống – Trải Nghiệm – Nghỉ Dưỡng – Đầu tư linh hoạt – An Toàn"

Vinhomes chính thức ra mắt căn hộ biển Siêu Phẩm The 5Way, giá dự kiến chỉ từ 1.489 tỷ, vốn tự có chỉ khoản 150 triệu là sở hữu căn hộ tọa lạc ngay trung tâm "đô thị du lịch nghỉ dưỡng" lớn nhất Việt Nam – Phú Quốc United Center.


The 5Way Phú Quốc hội tụ đầy đủ các tiêu chí để trở thành sản phẩm đáng sở hữu khi đáp ứng trọn vẹn các nhu cầu Ở - Đầu tư – Nghỉ dưỡng. Đây là cũng dòng căn hộ đặc biệt nhất, công năng linh hoạt nhất cùng mức giá tốt nhất của Vinhomes từ trước đến nay.

TỔNG QUAN DỰ ÁN CĂN HỘ THE 5WAY PHÚ QUỐC

  • Tên dự án: The 5Way Phú Quốc
  • Vị trí: Khu vực Bãi Dài, Gành Dầu, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
  • Chủ đầu tư: Công ty BĐS New Vision – Thành viên của Tập đoàn Vinpearl (Vingroup)
  • Kiến trúc cảnh quan: PLA Sho TMDV và Contechs
  • Thiết kế hệ thống khách sạn: Công ty ArchEpress
  • Diện tích toàn khu: 85 ha
  • Mật độ xây dựng: 19,68%
  • Loại hình sản phẩm: Shophouse, Condotel và Mini Hotel
  • Pháp lý: Sở hữu Sổ Hồng riêng cho từng căn hộ









Kiên Giang có thể xây sân bay trên hải đảo nhân tạo ở Vịnh Rạch Giá

Tỉnh Kiên Giang dự kiến di dời sân bay Rạch Giá từ đất liền ra Vịnh Rạch Giá, quy hoạch ba sân bay thủy phi cơ ở Phú Quốc và các khu lấn biển.

Theo hồ sơ dự thảo quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được cập nhật, công bố gần nhất vào tháng 3 vừa qua), tỉnh này dự kiến có 5 sân bay, trong đó có ba sân bay thủy phi cơ. Riêng sân bay Rạch Giá sẽ được di dời ra khu vực lấn biển.

Cụ thể, Kiên Giang có hai sân bay hiện hữu được cập nhật theo Quy hoạch thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là: Rạch Giá và Phú Quốc. 

Sân bay Rạch Giá Quy hoạch tiêu chuẩn cấp 3C, diện tích đất dự kiến 200 ha; công suất thiết kế đến năm 2030 đạt 0,5 triệu hành khách/năm. Sân bay này đảm bảo khai thác cho các loại máy bay tương đương Airbus 576 A321. Giai đoạn đến năm 2050, sân bay này được di dời ra khu vực lấn biển với quy mô khai thác đạt công suất 1 triệu hành khách/năm.

Vị trí dự kiến làm Sân bay Rạch Giá ở khu vực Vịnh Rạch Giá. (Nguồn: Dự thảo Bản đồ Phương án phát triển kết cấu hạ tầng GTVT Kiên Giang).

Phối cảnh dự kiến sân bay Rạch Giá ở khu lấn biển. (Nguồn: Dự thảo quy hoạch Kiên Giang cập nhật năm 2022).

Căn cứ theo hồ sơ dự thảo thì vị trí đặt sân bay Rạch Giá mới sẽ ở khu vực Vịnh Rạch Giá, thuộc huyện An Biên, cách sân bay Rạch Giá hiện tại hơn 10 km theo đường chim bay. Để xây dựng sân bay này sẽ cần lấn biển tạo đảo nhân tạo và các đường kết nối với bờ biển.

Trước đó, tại hồ sơ dự thảo quy hoạch được cập nhật tháng 7/2022, đơn vị lập quy hoạch (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, sân bay Rạch Giá hiện hữu có một số hạn chế như: Vị trí nằm trong khu vực dân cư đông đúc, khó nâng cấp mở rộng, hiện tại chỉ tiếp nhận được các dòng máy bay ATR 72, FK 70 và các loại tàu bay có tải trọng khai thác tương đương trở xuống.

Do đó, để đáp  ứng  nhu cầu đi lại đường hàng không, tương lai cần thiết phải di dời sân bay sang vị trí mới đáp ứ ng được nhu cầu nâng cấp, mở rộng và đảm bảo khoảng cách khu vực trung tâm thành phố theo quy định.

Sân bay mới sẽ tiếp nhận được các loại máy bay Airbus 320 trở lên. Thời gian di chuyển sân bay dự kiến là sau năm 2030. 

Đối với sân bay Phú Quốc, quy hoạch đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn cấp 4E, diện tích đất dự kiến 905,31 ha, một đường băng, công suất thiết kế đạt 10 triệu hành khách/năm. Quy hoạch đến năm 2050 đạt tiêu chuẩn cấp 4E, diện tích đất dự kiến 915,56 ha, hai đường băng, công suất thiết kế đạt 18 triệu hành khách/năm.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, phát triển ngành du lịch của tỉnh, dự thảo quy hoạch đề xuất định hướng đến năm 2050 phát triển mới ba sân bay thủy phi cơ tại ba đô thị của tỉnh là thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.

Cụ thể, sân bay thủy phi cơ Rạch Giá được đề xuất đặt tại khu lấn biển Tây Bắc Rạch Giá. Sân bay thủy phi cơ Hà Tiên dự kiến đặt tại khu lấn biển theo quy hoạch chung TP Hà Tiên đến năm 2040.  Sân bay thủy phi cơ Phú Quốc được đề xuất đặttại khu vực Cầu cảng Quốc tế Phú Quốc.

Cả ba sân bay này đều có chức năng phục vục công tác du lịch, vận tải, nông nghiệp (phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, quan sát lâm nghiệp trong việc trồng rừng), y tế - cứu hộ và các lĩnh vực khác (nghiên cứu đo đạt bản đồ, thông tin địa lý).

Kiên Giang lấn biển sáng tạo để mở rộng không gian phát triển

Dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang tăng 4.581,4 ha do đưa vào triển khai xây dựng các công trình dự án lấn biển.


Kiến tạo không gian mới

Một trong 4 đột phá phát triển của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2021 - 2030 là lấn biển theo định hướng sáng tạo. Điều này được nêu trong Dự thảo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua với điều kiện có chỉnh sửa, bổ sung.

Dự thảo Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030, Kiên Giang là trung tâm kinh tế biển của quốc gia; trong đó, Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc hình thành tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại dịch vụ hướng biển.

Tầm nhìn đến năm 2050, Kiên Giang trở thành nơi cung cấp chất lượng sống cao ở khu vực Tây Nam bộ, là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ, là trung tâm du lịch sinh thái biển đảo hàng đầu...

Xuất phát từ lợi thế có mặt biển dài trên 200 km và bờ biển nông, Kiên Giang có tiềm năng tăng diện tích đất bằng cách lấn biển, tạo các điểm nhấn đô thị độc đáo và phát triển các công trình hạ tầng quan trọng đẳng cấp quốc tế.

Thời gian qua, tại Kiên Giang, các khu đô thị, khu dân cư và các khu lấn biển đã được xây dựng, tạo bộ mặt khang trang, sầm uất cho các đô thị.

“Định hướng sáng tạo” lấn biển của Kiên Giang là lấn biển theo đường vòng cung, hoặc đường dẫn ra đảo, chứ không đơn thuần lấn biển tịnh tiến. Lấn biển theo đường vòng cung, theo đơn vị tư vấn, là cách làm tương tự Dubai, qua đó giữ được nhiều không gian biển, tạo điểm nhấn cảnh quan sinh thái cho Kiên Giang.

Ngoài ra, Dự thảo Quy hoạch cũng đề ra định hướng xây dựng sân bay ở khu lấn biển Rạch Giá. Các địa phương lấn biển gồm TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải. Trong đó, lấn biển và xây dựng các đảo nhân đạo ở Hà Tiên sẽ đáp ứng tiêu chuẩn để Hà Tiên đạt chuẩn đô thị loại II.

Lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường biển

Đồng tình với định hướng lấn biển của Kiên Giang, song PGS-TS. Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lưu ý, việc lấn biển có thể dẫn tới sự thay đổi của cả hệ sinh thái ở khu vực này.

Các chuyên gia cũng cho rằng, quá trình lấn biển cần phải lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường, tránh để lại hậu quả cho hệ sinh thái ven bờ, chất lượng nguồn nước và hoạt động kinh tế biển của Kiên Giang.

Đặc biệt, việc thực hiện lấn biển còn liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển, phù hợp với quy định của các luật có liên quan, phù hợp quy hoạch không gian biển quốc gia.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh, trong giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Kiên Giang đã lấn biển tại TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên được khoảng 300 ha. Trong khi đó, đề xuất lấn biển trong thời kỳ 2021 - 2030 có diện tích rất lớn, gần 4.600 ha. Vì vậy, cần thiết phải giải trình, làm rõ trong quy hoạch, việc lấn biển thực hiện ở những vị trí nào, diện tích bao nhiêu, nguồn đất, cát ở đâu để lấn biển và thực hiện lấn biển sẽ ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học ra sao...

Được biết, tại Dự thảo Quy hoạch, tỉnh Kiên Giang xác định việc phê duyệt các dự án lấn biển cần phải xem xét 4 vấn đề chính.

Thứ nhất, về nguyên tắc bảo vệ môi trường biển: có trách nhiệm và nghĩa vụ với môi trường, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện lấn biển, hạn chế thấp nhất tác động xấu tới môi trường.

Thứ hai, về yêu cầu bảo vệ môi trường biển: dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định, có phương pháp, giải pháp kỹ thuật, vật liệu lấn biển phù hợp, vật liệu lấn biển không chứa chất phóng xạ, tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.

Thứ ba, khu vực lấn biển phải nêu rõ vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ; hạn chế lấn biển tại các khu vực di sản thiên nhiên, vườn quốc gia, vườn di sản ASEAN, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn, rừng phòng hộ ven biển…

Thứ tư, việc lấn biển phải đảm bảo an ninh quốc phòng biển quốc gia.

Kiên Giang trình Chính phủ xây dựng đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá

UBND tỉnh Kiên Giang vừa có tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải về việc xem xét, đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá.

Ngày 24-2, thông tin UBND tỉnh Kiên Giang cho biết ông Nguyễn Thanh Nhàn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải về việc xem xét, đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá với chiều dài khoảng 86,65km.
Cao tốc Rạch Giá - Hà Tiên ( Ảnh minh họa)
Đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá có 4 làn xe, với tổng mức đầu tư khoảng 25.643 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách trung ương). Địa điểm xây dựng từ TP Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành và TP Rạch Giá.

Diện tích sử dụng đất khoảng 634ha (trong đó đất phi nông nghiệp 32ha, đất nông nghiệp 537ha. Số đất còn lại không phải bồi thường 66ha). Thu hồi đất của khoảng 3.064 hộ.

Theo tờ trình của UBND tỉnh Kiên Giang, thời gian thực hiện từ năm 2023-2027.

Mục tiêu dự án là hình thành tuyến đường cao tốc trục ngang cùng với đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với tuyến cao tốc trục dọc Bắc Nam phía Đông và cao tốc Bắc Nam phía Tây khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Khi dự án cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá hoàn thành sẽ kết nối giao thông, mở rộng không gian phát triển, tạo quỹ đất cho đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Nguồn : https://tuoitre.vn/kien-giang-trinh-chinh-phu-xem-xet-xay-dung-duong-cao-toc-ha-tien-rach-gia-20230224135550416.htm

KHU ĐÔ THỊ MỚI CÁI TẮC - NÂNG TẦM CUỘC SỐNG - GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ





- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Quang Minh - Kiên Giang
- Quy mô: 15ha
- Thời gian bắt đầu: 2016 
- Tiến độ hoàn thành : 60%
- Hình thức : Nhà ở thương mại.
- Pháp lý: Sổ hoàn công.
- Xây dựng: Nhà thô 1 trệt 2 lầu - hoàn thiện mặt ngoài.
- Thời gian bàn giao nhà : /2019 
Dự án Khu đô thị mới Tắc Cậu - Tắc Cậu Riverside


7 lý do tiềm năng chọn đầu tư Tắc Cậu Riverside

Thế nhưng mặt bằng chung bất động sản nơi đây còn thiếu đồng bộ, và chưa có dự án thật sự chuyên nghiệp, quy mô để hấp dẫn nhà đầu tư, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, công ty TNHH Quang Minh Kiên Giang với trên 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư – xây dựng, đã tiên phong bằng dự án Tắc Cậu Riverside với 6 thế mạnh nổi trội:

1. Vị trí thuận lợi: "Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ" đã được thể hiện rõ khi tọa lạc đắc địa ngay trung tâm chợ cá Tắc Cậu, liền kề khu vực dân cư đông đúc, và cách quốc lộ 63 khoảng 200m. Đây cũng là điểm giao thương huyết mạch bởi QL61 là đường dẫn duy nhất của các huyện vùng U Minh Thượng, Giồng Riềng, Gò Quao đi về trung tâm tỉnh.

2. Tiện ích phong phú: với chợ Tắc Cậu, khu công nghiệp Tắc Cậu; trong vòng bán kính 5km: trường ĐH Kiên Giang, Bệnh viện Châu Thành, Bưu điện Châu Thành, Sân vận động Châu Thành,…

3. Liên kết vùng rộng lớn: Cách trung tâm Châu Thành khoảng 5km, Cảng hàng không 14km, thành phố Rạch Giá khoảng 17km,…

4. Cơ sở hạ tầng chuẩn đô thị: Lộ giới từ 15,5m đến 19m, với hệ thống đèn chiếu sáng xử lý nước - cấp điện và cấp nước tiên tiến.

5. Cơ sở pháp lý rõ ràng: Dự án được ủy ban và các sở ban ngành huyện Châu Thành, Kiên Giang cấp phép, phê duyệt đầy đủ.

6. Thiết kế hiện đại: 62 căn shophouse được thiết kế đồng bộ, ôm lấy hai mặt tiền chợ Tắc Cậu.
Tiềm năng đầu tư BĐS từ cảng cá hàng đầu Tây Nam Bộ 

Tắc Cậu Riverside – dự án 62 căn shopshow ôm lấy 2 mặt tiền chợ Tắc Cậu sầm uất



Hiện tại, dự án đang triển khai giai đoạn 1 với 14 căn shophouse diện tích từ 77m2 – 135 m2 với giá đầu tư, sở hữu ngay chỉ từ 800 triệu/căn hoàn thiện mặt ngoài, chiết khấu lên đến 2%, sổ hồng lâu dài từng căn dự kiến bàn giao chỉ sau 8 tháng.
Dự án được phân phối bởi Tổng Đại Lý Linkhouse Tây Nam – đơn vị rất thành công tại thị trường Tây Nam với các dự án nổi bật như Vạn Phát Residence và Phú An Khang Residence.
Liên Hê: 0967.393.404


Kiên Giang