Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư viện pháp luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư viện pháp luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Chế định thừa kế trong bộ luật Hồng Đức “Quốc triều hình luật”

 1. Sơ lược về bộ luật “Quốc triều hình luật”.

Quốc triều hình luật là bộ luật thành văn xưa nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay. Bộ luật được biên soạn vào năm 1483 dưới triều Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức vì vậy còn được gọi là luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức được biên soạn dựa trên những luật lệ trước đó, phát triển thêm theo hệ thống, có tham khảo luật nhà Đường. Năm 1777, được tu chỉnh thành bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật) gồm 6 quyển, 13 chương, 722 điều, đó là cơ sở pháp luật chủ yếu của xã hội Việt Nam truyền thống trong nhiều thế kỷ. Bộ luật chứa nhiều điểm tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn rất nhiều so với các bộ luật cùng thời.



2. Chế định thừa kế trong bộ luật Hồng Đức [Chi tiết 2023]

Luật Hồng Đức thừa nhận hai hình thức thừa kế : Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật. Theo Luật Hồng Đức thì cha mẹ, vợ chồng, các con và các thân thuộc khác đều nằm trong diện thừa kế.

Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản (di sản) thuộc sở hữu của người chết (người để lại thừa kế) sang người khác (người thừa kế). Có 2 hình thức thừa kế: theo di chúc và không theo di chúc.

a. Thừa kế theo di chúc: là sự thể hiện ý chí để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có 2 loại: di chúc viết và di chúc miệng (chưa quy định rõ điều kiện di chúc miệng)

- Di chúc viết theo mẫu chung. Không biết chữ muốn lập di chúc phải nhờ quan xã lập và làm chứng, không được nhờ người khác.

- Điều kiện được hưởng di sản:

+ Còn sống vào thời điểm người để lại thừa kế mất.

+ Không bị truất quyền hưởng thừa kế

- Thành phần của di sản:

+ Phu gia điền sản: tài sản cha mẹ chồng cho

+ Thê gia điền sản: tài sản cha mẹ vợ cho

+ Tân tạo (tần tảo) điền sản: tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân

b. Chia thừa kế không có di chúc: theo quy định của pháp luật

- Pháp luật không quy định hàng thừa kế mà quy định những đối tượng sau đây được hưởng thừa kế.

- Các nguyên tắc cơ bản khi chia thừa kế theo pháp luật:

+ Bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái

+ Tính đến công sức của người khác khi hình thành nên khối di sản

+ Trích một phần di sản vào việc thờ tự (hương hỏa)

Quan hệ hôn nhân gia đình theo chế độ phụ hệ, nhiều mối quan hệ chằng chịt. Pháp luật về thừa kế chưa rõ ràng.

Trường hợp 1: Vợ, chồng không có con mà một người chết trước.

- Nếu chồng chết trước:

+ Phu gia điền sản chia làm đôi: một phần thuộc về cha mẹ chồng một phần thuộc về vợ. Nếu vợ lấy chồng khác hay chết thì phần này thuộc về cha mẹ chồng.

+ Tân tạo điền sản chia đôi: một nửa thuộc vợ. Nửa còn lại chia làm 3: vợ 2 phần, cha mẹ chồng 1 phần. Nếu vợ đi lấy chồng khác thì trả phần này cho cha mẹ chồng hoặc người có nghĩa vụ thờ tự chồng.

- Nếu vợ chết trước

+ Thê gia điền sản chia tương tự như trên

+ Phần của người chồng tiếp tục được sở hữu khi lấy vợ khác.

Trường hợp 2: Vợ chồng có con, một người chết trước, con chết theo

- Nếu vợ chết trước:

+ Thê gia điền sản chia làm 2 phần, cha mẹ 1 phần, người chồng 1 phần. Nếu chồng chết, phần này thuộc cha mẹ vợ. Nếu cha mẹ vợ chết trước người vợ, thê gia điền sản chia làm 3 phần, người chồng 2 phần; 1 phần thuộc người thừa tự bên vợ.

+ Tân tạo điền sản: pháp luật không quy định rõ, nên áp dụng theo trường hợp 1.

- Nếu chồng chết trước: Phu gia điền sản và tân tạo điền sản: chia như trên.

Trường hợp 3: Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con;

- Đối với phu gia điền sản và thê gia điền sản

+ Khi chồng chết trước, điền sản thuộc về con của vợ trước hay con của chồng trước. Nếu vợ trước có 1 con, vợ sau không có con: điền sản chia làm 3, con của vợ trước 2 phần; vợ sau 1 phần. Nếu vợ trước có 2 con trở lên: phần của vợ sau bằng phần của các con. Phần của vợ sau chỉ được sử dụng 1 đời; nếu vợ sau chết hay lấy chồng khác thì phần đó thuộc về các con của chồng

+ Khi vợ chết trước, người chồng cũng chia tương tự

- Đối với tân tạo điền sản

+ Chia làm 2 phần, vợ trước và chồng mỗi người 1 phần. Phần của người vợ trước chia cho các con. Phần của chồng thì chia cho vợ sau và các con (tương tự như trên)

+ Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, chia làm 2 phần: mỗi người 1 phần. Phần của chồng chia như trước, phần của vợ sau được giữ làm của riêng.

+ Vợ sau chết trước cũng chia tương tự

Công chứng hợp đồng đặt cọc, lợi hay hại? Lý thuyết và thực tiễn

Tình hình giá đất lên cao rất nhiều trường hợp nhờ tư vấn liên quan đến xử lý Hợp đồng đặt cọc trong đó oái ăm nhất là trường hợp xử lý Hợp đồng đăt cọc có công chứng mà bên mua bỏ cọc. Chủ đất muốn bán cho người khác nhưng không VPCC nào chịu ký mà hướng dẫn đi kiện bên đặt cọc trước đây và có bản án thì mới giải quyết? Chủ đất lắc đầu.

Về mặt lý thuyết thì hết thời gian ghi nhận tại HĐ cọc mà bên mua mất cọc và bên bán có quyền tiếp tục ký bán cho người khác, tuy nhiên trên thực tiễn chúng ta sẽ gặp tình trạng là khi các bên ký HĐ đặt cọc tại Tổ chức hành nghề công chứng thì trên hệ thống công chứng đã treo thông tin “thửa đất …./TBĐ số… đã ký HĐ đặt cọc ngày….” Thông thường các bên thỏa thuận chi tiết tại Hợp đồng đặt cọc là đến hạn ký HĐ mua bán mà bên bán ko bán thì đền xxx lần cọc, bên mua không mua thì mất cọc. Tuy nhiên khi bên mua bỏ cọc (không đến ký công chứng/không liên hệ được/tắt điện thoại….) thì việc hủy Hợp đồng đặt cọc đã công chứng phải theo quy định tại Luật Công chứng quy định việc hủy Hợp đồng phải được cả 2 bên đồng ý (Điều 51 Luật Công chứng 2014), mà bên mua đã bỏ cọc thì đời nào chịu phối hợp ký hủy với bên bán. Công chứng viên trên thực tế không thể biết được các bên đã giải quyết hậu quả của HĐ Đặt cọc này như thế nào nên không thể xác nhận cho chủ đất chuyển quyền tiếp được (nhỡ ký bán tiếp sau này bên mua đi kiện thì VPCC lại là người liên quan)

Ảnh minh họa

KHUYẾN CÁO TỪ LUẬT SƯ:

• Pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng đặt cọc bđs bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực, có nghĩa là việc ký tay giữa các bên vẫn có hiệu lực như Hợp đồng đặt cọc công chứng, việc ký hay không là do các bên thỏa thuận không ảnh hưởng đến hiệu lực của Hợp đồng.

• Nếu đã công chứng hợp đồng này thì khi huỷ hợp đồng, hai bên lại phải thực hiện thủ tục huỷ hợp đồng tại văn phòng công chứng nơi đã công chứng hợp đồng ban đầu và do CCV tiến hành. Trường hợp bên mua không phối hợp ký hủy thì bắt buộc bên bán phải liên hệ Tòa án để đề nghị chấm dứt hiệu lực HĐ đặt cọc do bên đặt cọc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. Theo quy định hiện hành của pháp luật tố tụng dân sự, thời gian Tòa án giải quyết theo quy định là từ 4 – 6 tháng (cấp sơ thẩm) và trên thực tế có thể nhanh hoặc chậm hơn thời hạn nêu trên;

• Việc ký Hợp đồng đặt cọc công chứng như đã phân tích sẽ đảm bảo quyền lợi – sự ràng buộc cho cả 2 bên tuy nhiên NẾU phát sinh tranh chấp thì BÊN BÁN sẽ rất tốn thời gian công sức để xử lý – do đó BÊN BÁN nên cực kỳ quan tâm vấn đề này và BÊN MUA ở chiều phân tích ngược lại;

• Khuyến cáo đối với các bất động sản có giá trị lớn và tỷ lệ đặt cọc cao (trên 30% tổng giá trị) thì BÊN BÁN hãy cân nhắc đến việc ký HĐ nhận cọc tại Tổ chức công chứng;

• Nếu gặp trường hợp BÊN MUA không đến Tổ chức công chứng để ký Hợp đồng mua bán như cam kết. Thì BÊN BÁN yêu cầu CCV lập biên bản sự việc hoặc liên hệ Thừa Phát Lại lập vi bằng tại thời điểm đó để làm chứng cứ (chi phí loanh quanh khoảng 5 triệu đồng/lần) - việc này cực kỳ quan trọng và sẽ giúp BÊN BÁN đẩy nhanh quá trình giải quyết tại Tòa án sau này.

• Lưu ý một số nội dung thỏa thuận tại HĐ đặt cọc công chứng nên ghi nhận rõ và chi tiết về địa chỉ thư tín của bên mua, số điện thoại liên hệ để xử lý khi bên mua không phối hợp chấm dứt HĐ đặt cọc.

Ls Trần Minh Cường


Thư viện pháp luật